Nhảy đến nội dung
x

Ngành Quan hệ lao động

Ngành Quan hệ lao động

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH

1.1. Giới thiệu về ngành 
Quan hệ lao động là một lĩnh vực rộng lớn và hấp dẫn liên quan đến quản trị nguồn nhân lực, công đoàn, luật lao động, kinh tế lao động. Vì vậy, ngành học này được đào tạo lâu đời ở nhiều trường đại học danh tiếng ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Úc, Đức, Thuỵ Điển. Ở Việt Nam, Đại học Tôn Đức thắng là trường đại học đầu tiên đào tạo ngành Quan hệ lao động.
Chương trình cung cấp cho sinh viên nhiều kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực quản trị Quan hệ lao động như luật lao động, nguyên lý quan hệ lao động, thương lượng tập thể, hợp đồng lao đồng và thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, quản trị nguồn nhân lực, hành vi tổ chức, thù lao và phúc lợi.
+ Giới thiệu về chương trình
- Chuyên ngành Quản lý quan hệ lao động: Chương trình cung cấp cho sinh viên kiến thức về quản lý nhân sự, tổ chức hoạt động công đoàn, pháp luật lao động, quan hệ lao động, thương lượng tập thể, giải quyết tranh chấp lao động. Sinh viên tốt nghiệp có năng lực giúp cho tổ chức của họ thiết kế các chính sách tạo quản lý nhân viên, tiền lương và phúc lợi, an toàn và sức khỏe, đảm bảo dân chủ, thương lượng tập thể, giải quyết tranh chấp lao động để duy trì quan hệ lao động tốt đẹp giữa cấp quản lý và nhân viên.
- Chuyên ngành Hành vi tổ chức: Chương trình cung cấp cho sinh viên kiến thức về hành vi tổ chức, quản lý nhân sự, tạo động lực làm việc, quản trị sự thay đổi, đổi mới và sáng tạo, văn hóa tổ chức, phát triển tổ chức.  Sinh viên tốt nghiệp có năng lực giúp cho tổ chức của họ nghiên cứu và thiết kế các hoạt động tạo động lực làm việc, văn hóa tổ chức, lãnh đạo nhân viên, làm việc nhóm, quản trị sự thay đổi và các hoạt động quản lý nhân sự khác để tạo ra những hành vi tích cực của nhân viên tại nơi làm việc như tăng hài lòng với công việc, tăng sự cam kết và trung thành với tổ chức, làm việc đạt hiệu quả và hiệu suất. Sinh viên cũng được phát triển nhiều kỹ năng mềm để hỗ trợ cho nghề nghiệp như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, thương lượng, lãnh đạo.

1.2. Triển vọng nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ lao động những năm vừa qua có việc làm với tỷ lệ đạt 100%. Trong đó, có nhiều sinh viên hiện làm cán bộ tại LĐLĐ các quận, huyện ở TP.HCM, Bộ phận quản trị nguồn nhân lực của các Công ty cổ phần Anova Feed, Tôn Hoa Sen, Công ty BrainWorks Asia.
Chuyên ngành quản lý quan hệ lao động:
- Đảm nhận các vị trí tiền lương và phúc lợi, an toàn và sức khỏe, trách nhiệm xã hội, quản lý quan hệ lao động, hợp đồng lao động hay văn thư tại các bộ phận nhân sự, bộ phận văn phòng ở các doanh nghiệp;
- Đảm nhận các vị trí tại các ban tổ chức, văn phòng, tuyên giáo, thi đua, ủy ban kiểm tra tại LĐLĐ tỉnh, LĐLĐ quận, công đoàn ngành và doanh nghiệp;
- Đảm nhận các vị trí phụ trách về QHLĐ trong các tổ chức phi chính phủ, dự án nghiên cứu về lao động; các vị trí trong các cơ quan nhà nước quản lý về lao động như Sở LĐ,TB&XH, BHXH Nhà nước. 
Chuyên ngành hành vi tổ chức:
- Đảm nhận các vị trí quản lý truyền thông trong tổ chức, tạo động lực làm việc và  khen thưởng, quản lý kết quả làm việc, xây dựng văn hóa tổ chức, quản lý hành vi nhân viên, quản lý sự thay đổi và phát triển tổ chức ở các doanh nghiệp;
- Đảm nhận các vị trí chuyên viên tư vấn ở các công ty chuyên tư vấn quản trị nguồn nhân lực về tạo động lực làm việc và khen thưởng, quản lý kết quả làm việc, xây dựng văn hóa tổ chức, quản lý hành vi nhân viên, quản lý sự thay đổi và phát triển tổ chức ở các doanh nghiệp;
- Đảm nhận các vị trí chuyên viên trong các tổ chức nghiên cứu và đào tạo về hành vi tổ chức, lãnh đạo, tạo động lực làm việc, xây dựng văn hóa tổ chức, quản lý sự thay đổi, quản lý sáng tạo và phát minh trong doanh nghiệp.

1.3. Các điểm nổi bật của chương trình đào tạo
a. Tỷ lệ 99,2% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.
b. Chương trình đào tạo được thiết kế theo TOP 100 trên  thế giới.
c. Sinh viên có điều kiện học tập với các giáo sư quốc tế từ các trường như Đại học Cornell, Illinois, Michigan State (Mỹ).
d. Sinh viên được thực tập nghề nghiệp tại doanh nghiệp 04 đợt; Được tự tổ chức các sân chơi cho sinh viên trong Khoa để tích lũy kinh nghiệm thực tế trong 4 năm học.
e. Khoa có quan hệ với 26 Liên đoan lao động các tỉnh phía Nam và 52 doanh nghiệp để giới thiệu sinh viên đến thực tập, làm việc.
f. Thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ về ngành nghề với các giám đốc nhân sự, chuyên gia Công đoàn; Được học tại phòng mô phỏng để có điều kiện thực hành nghề nghiệp tại trường.
g. Tạo cơ hội để sinh viên học tập, giao lưu với sinh viên quốc tế; tài trợ học bổng để cho các khoa học ngắn hạn; học thạc sĩ ở nước ngoài sau tốt nghiệp.

2. CHUẨN ĐẦU RA

Chuẩn đầu ra (CĐR) là khởi điểm của quy trình thiết kế chương trình đào tạo và được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, phản ánh tầm nhìn, sứ mạng của trường, khoa và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nhu cầu của các bên liên quan.
Chuẩn đầu ra sẽ được cụ thể hóa theo nguyên tắc “tương thích có định hướng” vào các môn học từng bước giúp người học đạt được những trình độ & năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Nội dung chương trình còn tăng cường hoạt động học nhóm, rèn luyện thói quen chủ động học tập, tư duy sáng tạo cho người học để luôn chủ động và sẵn sàng cho những cơ hội phát triển
Chuẩn đầu ra được Trường cam kết với người học, xã hội và công bố công khai trên Website. 

>> Chuẩn đầu ra khóa 2015

>> Chuẩn đầu ra khóa 2018

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo là khung hệ thống kiến thức lý thuyết và thực hành được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập; để đảm bảo người học tích lũy được kiến thức, đạt được năng lực cần thiết theo chuẩn đầu ra đã công bố tương ứng với trình độ đại học. Chương trình đào tạo của Đại học Tôn Đức Thắng được xây dựng theo hướng tương thích với chương trình của TOP 100 đại học tốt nhất Thế giới đánh giá theo Bảng xếp hạng của QS và THE nhưng có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và mục tiêu đào tạo của Đại học Tôn Đức Thắng.
Định kỳ, nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá chương trình đào tạo nhằm đảm bảo người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội về chuyên môn sau khi ra trường cũng như cập nhật những thay đổi về công nghệ, phương thức kinh doanh mới.... Quá trình này có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan trọng yếu bao gồm: nhà khoa học, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên. Chương trình TOP 100 được nhà trường đưa vào giảng dạy từ năm 2015 nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động và xu hướng hội nhập toàn cầu; giúp người học năng động, tự học nhiều hơn; tiệm cận với mặt bằng đào tạo mới nhất trên thế giới.
Chương trình đào tạo được công bố cho người học qua cổng thông tin sinh viên và công khai trên website.

>> Chương trình đào tạo trước năm 2015

>> Chương trình đào tạo năm 2015

>> Chương trình đào tạo năm 2018